Ăn gì để tốt cho xương khớp

Người lớn tuổi bị thoái hóa khớp mà còn có nhiều người trung niên và trẻ tuổi cũng bị tấn công. Bệnh tuy không gây nguy hiểm ngay, nhưng có thể gây tàn phế và ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, mọi người cần có biện pháp dự phòng để có khớp khỏe, sống vui. Vai trò của các bà nội trợ rất quan trọng trong việc mua chọn thức ăn cho cả nhà đượckhỏe xương khớp.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa quá trình phá hủy, tái tạo khớp và các cấu trúc liên quan, cùng với những thay đổi thứ phát do viêm ở màng hoạt dịch và sụn khớp. Các khớp hay bị thoái hóa là các khớp chịu lực lớn như khớp gối, khớp háng, cổ chân và cột sống.
Đau là biểu hiện thường khởi phát khi có cử động khớp và giảm khi nghỉ ngơi, hạn chế vận động và cứng khớp. Hình thành các chồi xương và biến dạng trục là các triệu chứng thường thấy. Tiếng lục cục trong khớp có thể kèm theo đau.
Dấu hiệu tràn dịch khớp mà không nóng đỏ vùng khớp. Nếu thoái hóa khớp tiến triển nặng, đặc biệt là ở các khớp chịu lực như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, cột sống thường gây đau hoặc rất đau khi đi lại.
Thoái hóa khớp được chia làm hai nhóm: thoái hóa khớp nguyên phát do đột biến gen gây ra bất thường về cấu trúc của khớp; thoái hóa khớp thứ phát sau các chấn thương gây vỡ sụn, gãy xương vùng khớp...

Thực phẩm giúp khỏe xương khớp:

Thực phẩm tốt cho khớp, sụn và xương gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm (gà, vịt, ngan ngỗng), cá biển, tôm, cua, sò, nhất là các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ chứa nhiều acid béo omega-3 rất tốt cho người bị thoái hóa khớp.
Nước hầm xương ống hay sụn sườn bò chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Nước hầm xương ống, xương sườn lợn, bò, tôm, cá nấu nhừ ăn cả xương là những nguyên liệu tự nhiên giúp bổ sung canxi cho cơ thể.
ngu-coc-gop-phan-giam-thoai-hoa-khop
Ngũ cốc giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxy hóa
Ngũ cốc và rau củ quả như đậu nành, hạt mầm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxy hóa. Đu đủ, dứa, chanh, bưởi là những loại trái cây có nhiều men kháng viêm và vitamin C là hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Các chất trong trái bơ hay đậu nành có tác dụng kích thích tế bào sụn sản sinh collagen là một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A, E là hai chất cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh rất giàu vitamin K, C, giúp xương khớp chắc khỏe. Các loại dầu chứa nhiều acid béo omega 3 như dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu... là những thực phẩm tốt để làm giảm quá trình thoái hóa khớp. Ngoài ra, ở những nơi khan hiếm thực phẩm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D, nhóm B, K, acid folic, canxi, sắt từ thuốc.

Phòng thoái hóa khớp

Trong sinh hoạt, cần tránh các tư thế sai, không dùng đầu đội vật nặng; giảm cân nếu thừa cân; thể dục thể thao đều đặn, vừa sức; chế độ ăn uống hợp lý, tránh béo phì; tăng cường vitamin nhóm B, C và khoáng chất... nhằm bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho khớp để phục hồi và tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch khớp.

Khi thấy đau nhức ở các khớp và khó cử động, nên đi khám chuyên khoa để được xác định và điều trị bệnh khớp vì chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu cơn đau và nguy cơ biến chứng.
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét