TÌm hiểu bệnh ù tai và phòng ngừa

Ù tai là sự cảm nhận các âm thanh không được tạo ra từ môi trường bên ngoài. Ù tai là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, báo hiệu một tổn thương nào đó trên đường dẫn truyền của cơ quan thính giác. Nguyên nhân có thể do dáy tai lâu ngày bít chặt ống tai, hoặc do ngoáy tai chạm vào màng nhĩ...

Tai là một trong các bộ phận giác quan của con người. Nó có vai trò cô cùng quan trọng. Đặc biệt, tai còn có quan hệ mật thiết với thận và giây thần kinh não. Ngoài ra, tai còn chứa dây thần kinh sọ não số 8 có tác dụng tiếp nhận và phân tích những âm thanh. Những người ù tai thường nghe thấy âm thanh bên ngoài nhỏ hơn mức bình thường.
utai
HÌnh ảnh minh họa.
Theo Đông y, ù tai giống như tiếng ve kêu hoặc to, hoặc nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đếnchứng ù tai. Song thường phổ biến khi cơ thể bị bệnh hay lúc quá giận dữ.
Chứng ù tai được chia làm hai loại thực và hư. Chức ù tai hư có các biểu hiện như đầu choáng,mắt hoa, tim rung động, eo lưng nhức mỏi, lưỡi đỏ nhợt, mạch tế. Còn chức thực ngoài những hiện tượng trên còn có cả hiện tượng đau nhức, mặt đỏ, hay giận, lòng buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng nóng, mạch huyền.
Chứng tai điếc có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do ù tai lâu ngày dẫn tới bị điếc. Tương tự, tai điếc cũng có chứng thực và chứng hư.
Nguyên nhân ù tai
Trong rất nhiều ca bệnh, các quá trình sinh thần kinh tự nhiên dần dẫn tới quên tiếng ù tai, nhưng trong nhiều trường hợp khác, ù tai trở nên khó chịu, thậm chí là nặng nề tới không chịu đựng nổi. Y học hiện chưa tìm ra được cách khử ù tai thật chắc chắn, trừ trường hợp ta biết rõ nguyên nhân là chữa trị khỏi (ví dụ, cục ráy tai mà ta có thể lấy ra được) hoặc là rối loạn gắn liền với một bệnh cụ thể: huyết áp cao, rối loạn chuyển hóa hoặc nội tiết.
Chữa ù tai
Ðiều quan trọng nhất là chữa nguyên nhân kịp thời và thích hợp, đặc biệt là những người bị ù tai không cân xứng giữa hai tai, hoặc chỉ bị ù một bên tai, hoặc bị ù tai liên tục.
Nếu bác sĩ chuyên khoa tai không tìm ra nguyên nhân của ù tai, một số phương pháp có thể giúp làm giảm ù tai, dù nhiều phương pháp chưa được chứng minh rõ ràng bằng các nghiên cứu khoa học. Một số trong số này có thể được tự thực hiện ở nhà một cách dễ dàng. Ví dụ như:
- Thể dục đều đặn, giúp cho máu đến vùng đầu cổ đầy đủ hơn
- Tránh rượu và những thứ có rượu, thuốc lá, chất caffeine, phó mát. Vì các thứ này có thể làm ù tai tệ hơn
- Ăn bớt mặn
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Tránh tiếng ồn
- Kiểm soát huyết áp đúng mức
- Thưgiãn, ví dụ như tập dưỡng sinh
- Dùng các tiếng động nhẹ nhàng khác để “đè” tiếng ù, như nghe nhạc nhẹ, dùng tiếng quạt máy,... nhất là vào giờ đi ngủ
Hình ảnh minh họa
Trên đây là một số cách mà ta có thể tự thực hiện. Ngoài ra cũng có thể điều trị theo một số bài thuốc đông y như sau:
Bài 1: Nếu ù tai có cảm giác có tiếng ve kêu trong tai, mắt khô, choáng váng… móng tay chân khô, đó là can huyết không đủ, có thể dùng bài thuốc: Cát lâm 10g, sơn thù 8g, hoàng kỳ 16g, sát căn 20g, phục linh 8g, đương quy 12g, trư linh 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, cảm thảo 6g, xuyên khương 12g, sắc uống.
Bài 2: Nếu ù tai lâu, giảm thính lực, bệnh kéo dài, mệt mỏi, người sợ lạnh chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối tiểu nhiều, són đái, liệt dương… cần chú ý thận dương. Có thể dùng bài thuốc: Lộc nhung 6g, ba kích 12g, bạch thược 12g, từ thạch 6g, nhục thuy dung 8g, nhục quế 8g, đỗ trọng 16g, mẫu lệ 10g, ngũ vĩ 8g, đương quy 12g, độc hoạt 12g. Tất cả đem tán bột luyện mật thành viên uống.
Bài 3: Nếu tai ù ở người mất ngủ thường có biểu hiện miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhạt… Đông y cho tai ù là do đàm hỏa cản trở, có thể dùng bài thuốc: Liên kiều 12g, chi tử 8g, cúc hoa 8g, mẫu đơn bì 8g, tang diệp 12g, xuyên tiêu 8g, quả lâu bì 10g, sắc uống.
Bài 4: Nếu ù tai kiêm đau thắt lưng mỏi gối, váng đầu hoa mắt, người mệt mỏi… có thể dùng bài thuốc: Thục địa 12g, ngưu tất 12g, ngũ vĩ 8g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, huyễn hoái 8g, quy bản 10g, từ thạch 6g, sơn thù 8g, bạch thược 12g, sắc uống.
Bài 5: Trường hợp ù tai không thường xuyên, khi mệt ù phảng, người mệt mỏi, hơi thở gắn,giảm thính lực… có thể dùng bài thuốc: Xương bồ 8g, sài hồ 12g, mộc hương 12g, xuyên khung 12g, ô dược 10g, thanh bì 10g, hoàng kỳ 16g, mạn kinh 10g, tô diệp 12g, đại phúc bì 10g, sắc uống.



Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét