Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết sulphonylurea


Nhóm sulphonylurea (làm tăng tiết insulin): Tolbutamide, Chlorpropamide, Glibenclamid, Gliclazid, Glimepirid, glipizide, glinide. Nhóm sulfonylurea là những thuốc điều trị ĐTĐ tuýp 2 được dùng phổ biến nhất, nó có tác dụng chính là kích thích tụy tăng tiết insulin. Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây tăng cân tuy không nhiều (1-2kg) và hạ đường máu quá thấp (hay gặp khi dùng cholpropamide và glibenclamide) nhất là ở những bệnh nhân già, bệnh nhân có bệnh gan hoặc thận. Nhóm thuốc này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn.

1. Nhũng loại thuốc nào có tác dụng tăng cường khả năng giảm hàm lượng đường của sulphonylurea

Những loại thuốc có thể tăng cường khả năng giảm đường huyết của sulphonylurea gồm salicylic acid, phenylbutazone, fomaldehyde sulfoxylate, penicilin, binghuangshu(1) các loại thuốc chống đông máu dạng temparin, carbamylterene, nalectin, guanethidine v.v… Vì vậy khi uống thuốc thì không nên uống cùng tránh xẩy ra phản ứng tụt đường huyết.

2. Những loại thuốc nào có tác dụng đối kháng với thuốc hạ đường huyết sulphonylurea

Khi chữa trị bệnh tiểu đường bằng thuốc uống hạ đường huyết sulphonylurea thì không cùng lúc sử dụng với các loại thuốc sau đây để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc:

- Các thuốc có khả năng ức chế độ nhạy cảm thụ thể insuline như: prednisone, Dexamethasone, hydro­cortisone, thuốc tránh thai phụ nữ v.v…

- Những loại thuốc chống đối tác dụng hạ đường huyết của insuline như: adrenaline, nicotinic acid, glucagon, cortin, thyroiodine.v.v…

- Những loại thuốc có khả năng ức chế tế bào giải phóng ra insuline như: hydrochlorothiazide, thuốc lợi tiểu thiazinyl, phenytoin sodium, verapamil, chlorpropamide, indometaxin.v.v…


Hình ảnh minh họa.


3. Nắm thời gian và liều lượng khi uống thuốc sulphonylurea như thế nào

Nắm thời gian và liều lượng khi uống thuốc hạ đường máu sulphonylurea như thế nào, vấn đề cơ bản là nắm được thời gian bắt đầu tác dụng và thời gian phát huy tác dụng mạnh nhất của các loại thuốc chế từ sulphonylurea, đồng thời căn cứ vào chỉ tiêu đường huyết, đường niệu của bệnh nhân cũng như khối lượng công việc để kịp thời điều chỉnh cách dùng, lượng dùng, dưới đây xin giới thiệu đặc điểm tác dụng của một số loại thuốc hạ đường dạng sulphonylurea, để bệnh nhân và bác sỹ tham khảo

4. Bệnh nhân tiểu đường nữ đang mang thai có thể uống sulphonylurea không

Bệnh nhân tiểu đường nữ đang mang thai tốt nhất là không nên sử dụng thuốc hạ đường huyết dạng sulpho – nylurea, vì thuốc này có thể thông qua nhau thai đi vào trong cơ thể thai nhi, gây ra thai dị dạng, ngoài ra còn có thể làm cho trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết. Đối với phụ nữ bị bệnh tiểu đường mang thai nếu như cần thiết phải dùng thuốc hạ đường huyết thì có thể chọn loại D860, vì loại thuốc này gây tác dụng hạ đường huyết tương đối yếu, nhằm cố gắng tránh không để cho thai nhi bị hạ đường huyết.

Vì sau khi dừng thuốc hạ đường huyết sulphonylurea, thì tác dụng hạ đường huyết của nó còn có thể kéo dài một thời gian, còn phụ nữ tiểu đường mang thai thì nhất thiết phải dừng thuốc 2 – 3 tuần trước khi đẻ mà chuyển sang dùng insuline, để tránh không để cho đứa trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết. Phụ nữ bi bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai sử dụng insuline, nếu hiệu quả ổn định, thì có thể phòng ngừa thai quá to, nên phụ nữ tiểu đường mang thai tốt nhất là dùng insuline.

Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét