Bệnh chàm (eczema) là rất khó chữa. Việc kết hợp
một số loại thuốc y học cổ truyền có thể hạn chế phần nào căn bệnh gây
ngứa dai dẳng này, chẳng hạn như ngải cứu, kinh giới, kim ngân hoa, phèn
xanh...
Chàm là một loại tổn thương mãn tính ngoài da, có tính dai dẳng. Đặc
điểm của bệnh là có mụn nước, rất ngứa và thường thì vùng da bệnh bị
sừng hóa dày lên. Việc dùng thuốc y học dân tộc (thuốc uống tiêu độc,
nâng thể trạng và thuốc ngâm rửa, bôi ngoài chống nhiễm trùng, làm lành
vết thương) kết hợp chiếu đèn hồng ngoại cho hiệu quả khá tốt. Tùy theo
bệnh nặng nhẹ mà có thời gian điều trị thích hợp, thường trong khoảng
1-3 tháng.
Thuốc uống giải độc, tiêu viêm, nâng thể trạng: Củ kim cang, huỳnh kỳ,
sâm đại hành, đẳng sâm mỗi thứ 15 g; thổ phục linh, kim ngân hoa, vỏ núc
nác (hay hoàng bá), phòng phong, bồ công anh mỗi thứ 10 g. Nước nhất đổ
600 ml, sắc còn 200 ml. Nước nhì cũng vậy. Nếu bị tiêu chảy gia thêm 1
củ gừng (xắt lát) vào thang thuốc. Uống liên tục đến khi vết chàm khô,
hết ngứa và không còn tái phát nữa. Bệnh nặng có thể dùng 30-50 thang,
chia làm nhiều đợt. Mỗi đợt khoảng 1 tuần lễ.
Thuốc ngâm, rửa vết chàm: Ngải cứu 50 g, xà sàng tử 20 g, kinh giới 10
g, vỏ núc nác 50 g, phèn xanh 5 g. Cho các vị trên vào 3-4 lít nước, nấu
sôi để nguội, ngâm vùng bị chàm chừng 10 phút, ngày ngâm vài lần. Mỗi
đợt chừng 5-7 ngày. Liên tục đến khi vết chàm không còn tái phát. Có thể
dùng thang thuốc trên đem ngâm 1 lít rượu 30 độ, dùng để thoa trên các
vết chàm.
Rọi đèn hồng ngoại: Dùng đèn hồng ngoại rọi trên vùng da bị vết chàm
hằng ngày, mỗi lần chừng 10-15 phút. Bệnh chàm thường tái phát vài lần,
nên việc điều trị phải kiên nhẫn.
Bệnh nhân chàm da cần hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều chất kích thích
như: Rượu, cà phê, ớt, tiêu, tôm, cua. Không nên thoa các loại thuốc mỡ
có salicylic, corticoid, flucinar… vì khi mới dùng, các loại thuốc trên
sẽ làm hết ngứa ngay, nhưng càng lâu thì bệnh sẽ phát nặng hơn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét