Bảo vệ hàm răng bằng cách từ bỏ xỉa răng

Thường xuyên xỉa răng sẽ gây viêm và tổn thương các tổ chức mềm quanh răng, nếu bị viêm quá lâu sẽ làm lợi tụt lại, chân răng lộ ra, kẽ răng ngày càng rộng ra hơn, thức ăn lại càng nhét vào nhiều hơn, gây ra một vòng tuần hoàn ác tính, cuối cùng làm cho răng lung lay và rụng. Việc xỉa răng mang tính thường xuyên theo thói quen chính là một thói quen không tốt.

Ăn uống là việc làm không thể thiếu hàng ngày của chúng ta. Sau khi ăn, thường có một số thức ăn bám quanh răng và các kẽ răng, đó là do những chất xơ có trong thức ăn bị nhét vào trong các kẽ răng. Để loại trừ được chúng ra khỏi kẽ răng, có người có thói quen dùng tăm xỉa.


Hình ảnh minh họa
Phương pháp đúng đắn nhất là sau khi ăn là súc miệng bằng nước sạch, khi có các thức ăn dính vào kẽ răng, có thể dùng chỉ để lấy ra; nếu không có điều kiện mà chỉ có tăm thì cần chọn loại tăm thật mảnh, trơn nhẵn, có tính đàn hồi, lách vào kẽ răng rồi nhẹ nhàng lấy thức ăn đọng ở kẽ răng ra, nhưng đây chỉ là cách giải quyết khi cấp bách, thỉnh thoảng mới dùng, không được dùng thường xuyên và tạo thành thói quen.
RÁC TRONG KHOANG MIỆNG – CAO RĂNG

Cao ở lợi dưới thường có màu nâu hoặc đen, thể tích nhỏ nhưng cứng hơn so với ở lợi trên, cao bám ở mặt răng lại chắc hơn so với ở lợi trên, sỏi ở lợi dưới thường phân bố đều, nhưng ở phía trước và hai bên nhiều hơn so với phía trong. Do bị kết cao nên các tổ chức lợi quanh răng bị kích thích cơ học lâu dài, làm cho các tổ chức này sinh bệnh, dẫn tới bệnh quanh răng, vì vậy cần phải được làm sạch cao bám trên răng.
Cao răng là các nốt vi khuẩn bị khoáng hoá hỗn hợp với các chất trầm tích khác hình thành nên. Vậy các nốt khuẩn là gì? Đó chính là vi khuẩn và thức ăn thừa trộn lẫn nhau dính trên mặt răng gây ra. Trên thực tế, các nốt khuẩn có thể được coi là môi trường sinh thái nhỏ cho vi khuẩn sinh sống.
Vi khuẩn sinh trưởng ở đó, chúng sinh sôi và chết đi và tiến hành một loạt các trao đổi chất, giông như loài san hô sau khi chết tạo thành lớp đá san hô vậy, vi khuẩn sau khi chết đi bị các chất khoáng trong nước bọt gây ra tình trạng bị khoáng hoá mà gây ra cao răng. Nếu nó ở trên thân răng thì gọi là cao trên răng, còn ở riềm lợi thì gọi là cao ở lợi răng.
Những vết kết màu trắng vàng mà mắt thường nhìn thấy chính là cao trên lợi răng. Hiện tượng cao cũng có thể còn do hút thuốc hoặc bị thức ăn nhuộm màu làm cho màu càng đậm hơn. Cao trên lợi thưòng có thể tích lớn hơn, nó có thể hình thành nhanh hơn ở nơi có tuyến nước bọt chảy ra, ví dụ như ở vùng răng hàm số một ở hàm trên và răng cửa dưới.

Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét