Một số điều cần biết khi sử dụng thuốc ho

Một trong những thành phần giảm ho trong thuốc ho bán không theo đơn là dextromethorphan.
Một trong những thành phần giảm ho trong thuốc ho bán không theo đơn là dextromethorphan. Nó ức chế hành não, làm giảm ho tương đương với codein, không làm giảm đau, an thần không làm long đờm. Được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng (như hít phải chất lạ, bị lạnh) đặc biệt có hiệu quả trong ho mạn không có đờm. Hầu như không độc ở liều điều trị, chỉ với liều cao gấp nhiều lần mới gây ức chế thần kinh trung ương. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một vài tác dụng không mong muốn như làm nhịp tim nhanh, mệt mỏi, đỏ bừng mặt, chóng mặt, buồn nôn (tỷ lệ khoảng 1%) hoặc nổi mày đay, ngoại ban (tỷ lệ (0,1%). Chính vì vậy mà có thể dùng cho mọi lứa tuổi.
Thuốc ho thông thường cũng có thể gây độc 1
Dùng thuốc ho dạng phối hợp cho trẻ em cần thận trọng.
Thuốc ho chứa dextromethorphan thường có một trong các thành phần phối hợp nhằm làm giảm nhanh các triệu chứng phụ. Chính các thành phần này gây độc:
Pseudoephedrin: làm cường giao cảm, gây co mạch, giảm sung huyết, làm giãn phế quản, nên dễ thở, dễ chịu nhưng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, đánh trống ngực, đau thắt ngực, choáng váng. Người có bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh cường giáp, đái tháo đường không nên dùng.
Guaifenesin: làm dịu (giảm các cơn kích thích dễ ngủ), long đờm (dễ khạc) nhưng có thể làm trầm suy, nếu dùng liều cao lại uống rượu.
Chlopheniramin, bromphenilamin, promethazin: là các chất chống dị ứng giúp giảm ho (do các tác nhân kích thích), gây ngủ (có lợi nếu dùng về đêm) nhưng gây buồn ngủ (không lợi nếu dùng ban ngày), đặc biệt gây nguy hại với người vận hành máy móc, tham gia giao thông. Trẻ nhỏ dùng kéo dài, thần kinh trung ương bị ức chế, làm chậm phát triển trí tuệ. Riêng promethazin làm trẻ suy hô hấp, ngừng thở lúc ngủ dẫn đến chết đột ngột, gây nguy hiểm cho trẻ bị mất nước đau yếu (đặc biệt lúc có hội chứng Reye).
Phenylpropanolamin: làm co mạch, giảm sung huyết ở niêm mạc mũi nên đỡ nghẹt mũi, dễ chịu, nhưng lại gây kích thích (làm khó ngủ), gây chán ăn (trước dùng làm thuốc giảm béo, nay bị cấm), nghiêm trọng hơn gây tai biến mạch máu não (chảy máu não, màng não).
Tại Mỹ có nhiều loại thuốc trong đó có thuốc ho chứa các thành phần này nhưng từ tháng 10/2007, theo khuyến cáo của FDA, các hãng sản xuất tại Mỹ đã ngừng sản xuất các loại thuốc ho chứa các thành phần trên vì xảy ra nhiều tai biến cho trẻ em do dùng quá liều, đặc biệt là cho trẻ em dưới 2 tuổi. Với thuốc chứa phenylpropanolamin, Trung Quốc cấm lưu hành (năm 2000), Pháp buộc phải bán theo đơn (năm 2001). Ở nước ta vẫn cho bán không theo đơn nếu giảm độc (hàm lượng bằng hoặc dưới 30mg). Với thuốc chứa phenergan không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Để tránh ngộ độc nên dùng các thuốc ho chỉ chứa dextromethorphan (nội hay ngoại). Nếu thật cần thiết mới dùng loại có các thành phần phối hợp. Khi dùng cần xem kỹ thành phần, dùng đúng liều chỉ dẫn, thận trọng dùng cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ, tốt hơn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ cho dù là thuốc không bắt buộc phải kê đơn.
DS. Bùi Văn Uy
Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét