Ở nước ta cứ 3 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng. Do mức sống người dân còn thấp, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao, sinh hoạt không điều độ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá khiến viêm đại tràng trở thành bệnh lí phổ biến.
Viêm đại tràng với biểu hiện điển hình là: rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy bụng, phân lúc lỏng, lúc táo, lúc nát không thành khuôn; đau bụng âm ỉ phần dưới bụng hoặc dọc theo khung đại tràng, đau tăng khi ăn và trước khi đại tiện; đi xong vẫn còn cảm giác mót rặn muốn đi nữa…
Viêm loét và ung thư đại tràng
Viêm đại tràng cấp không được chữa trị dứt điểm rất dễ tái phát trở lại và trở thành viêm đại tràng mạn tính. Khi đó việc chữa trị trở nên khó khăn vì niêm mạc đại tràng đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng. Có nhiều bệnh nhân phải chịu cảnh “sống chung” với bệnh trong nhiều năm, thậm chí cả đời.
Ung thư đại tràng được coi là một biến chứng của viêm loét đại tràng mạn tính. Nguy cơ ung thư đại tràng bắt đầu sau một quá trình 8-10 năm bị viêm đại tràng. Nguy cơ ung thư hóa của viêm loét đại tràng cũng có mối liên hệ với vị trí và sự lan rộng của bệnh lý này.
Điều trị dứt điểm, ngăn chặn biến chứng
Kể từ khi phát hiện mối quan hệ giữa ung thư đại tràng và viêm đại tràng mạn tính, các chuyên gia đều khuyên bệnh nhân cần điều trị dứt điểm khi có một đợt viêm đại tràng cấp và tầm soát ung thư giai đoạn sớm. Kiểm tra định kỳ hàng năm được khuyến cáo sau khi bệnh tiến triển được 8 năm. Khi những dấu hiệu tiền ung thư được tìm thấy, việc cắt bỏ 1 phần đại tràng có thể cần thiết để dự phòng ung thư đại tràng.
Sai lầm vì chữa trị không đúng cách
Khi gặp các triệu chứng ban đầu như đi ngoài táo bón, đầy bụng chúng ta thường có thói quen tự chữa bằng thuốc kháng sinh, berberin hay thuốc cầm tiêu chảy. Nếu thấy các triệu chứng thuyên giảm thì ngừng thuốc. Nhưng thực tế cho thấy việc làm này rất nguy hiểm:
Thứ 1: Sau một đợt dùng thuốc, triệu chứng đã thuyên giảm nhưng các yếu tố như độc tố vi khuẩn, do đồ ăn không hợp vệ sinh, do kháng sinh… vẫn còn và tiếp tục gây tổn thương niêm mạc đại tràng. Lúc này niêm mạc đại tràng rất dễ kích ứng và tái phát một đợt viêm mới. Nếu bệnh nhân không chữa trị dứt điểm, khiến tình trạng viêm lập đi lập lại sẽ trở thành mạntính. Thông thường khi đại tràng bị viêm mạn tính thì vị trí và mức độ lan rộng của vết loét sẽ tăng lên. Điều này là nguy cơ khiến tế bào đại tràng sản sinh quá mức cần thiết, phân chia vô độ và hình thành khối u ác tính. Các tế bào ung thư này sẽ tấn công và triệt tiêu mô xung quanh. Chúng cũng có thể tách khỏi khối u, lan rộng ra, hình thành khối u mới ở các bộ phận khác. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn thì khả năng cứu sống bệnh nhân rất ít.
Thứ 2: Dùng kháng sinh không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ, đặc biệt là tình trạng kháng và nhờn thuốc, uống chưa đủ liều, chưa đúng loại kháng sinh khiến vi khuẩn dễ kháng thuốc. Bên cạnh đó những kháng sinh có phổ rộng sẽ tiêu diệt cả hệ khuẩn có ích của đường ruột dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng hơn do loạn khuẩn đường ruột.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét