Khi bị yếu phổi, hen suyễn, ra mồ hôi trộm, có thể dùng đào chín tươi một quả bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50 gam gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Ðào tươi ăn mỗi ngày 2-3 lần có thể chữa bệnh phù thũng.
Ðào còn gọi là quả sơn đào, mao đào, bạch đào... là quả của cây đào.
Quả thuộc họ hoa hồng. Tính ôn, vị ngọt, hơi chua. Thành phần chủ yếu có các loại protein, chất béo, các loại đường glucose, glucosa, đường saccarose. Quả đào được đánh giá tốt phải to, vị ngọt thơm ngon.
Tác dụng: Sinh tân dịch, nhuận tràng, hoạt huyết, hạ huyết áp, chữa chứng khó thở, ho ra đờm, liễm phế, tiêu ứ. Chủ yếu dùng điều trị chứng táo bón, kinh nguyệt không đều, ho, khô mồm, khô lưỡi, cao huyết áp...
Cách dùng: Ăn tươi hoặc chế biến thành đào khô, ngâm với mật để dùng.
Kiêng kị: Ăn nhiều thì bị nóng, người mắc bệnh về nhiệt không nên ăn nhiều.
Chữa trị:
1. Kinh nguyệt không đều, ho do lao lực: Ðào tươi nhúng vào nước sôi, sau đó bóc vỏ, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm một chút mật (đường đỏ), chế thêm nước sôi vào ăn.
2. Ðại tiện, táo bón, khô miệng, khô lưỡi, cao huyết áp: Ðào tươi rửa sạch, ăn sống, hoặc dùng đào khô sắc nước uống.
3. Yếu phổi, thở gấp, hen xuyễn, ra mồ hôi trộm: Ðào chín tươi một quả. Rửa sạch, bỏ hạt, xay nhuyễn, thêm 50 gam gạo tẻ, nấu thành cháo hoặc thành cơm, ăn với đường kính. Mỗi ngày dùng vào buổi sáng và buổi tối.
4. Phù thũng: Ðào tươi ăn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1-2 quả.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét