Vị thuốc từ mơ


Trong các loài hoa mùa xuân, chúng ta thường rất quen với các loài hoa mơ, mận, đào. Những cây hoa này còn cho ta những vị thuốc quý. Bài viết này xin giới thiệu về cây mơ (có nơi còn gọi là cây mai).


Cây ra hoa vào cuối mùa đông, quả chín vào tháng 3, tháng 4, mặt ngoài quả có lông tơ mượt như nhung. Khi còn xanh quả có sắc lục xanh, khi chín thì sắc vàng đậm, có mùi thơm đặc trưng dễ chịu.

Quả mơ chín sau khi thu hái, được chế biến thành ô mai (mơ đen) hay bạch mai (mơ trắng) tùy theo phương pháp chế biến. Trong thịt quả cây mai có 27% axit (axit citric, axit tartric), caroten, vitamin C, vitamin B1, tanin, lycopen, pectin, peroxydase, urease... vitamin C, vitamin B1, caroten có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa ôxy trong tế bào làm cho tế bào chóng hồi phục, chậm lão hóa.

Cây mơ không những là một cây hoa mang sắc thái mùa xuân, hoa nở đúng vào dịp xuân về, Tết đến, cây mơ còn là một cây thuốc quý, có những bộ phận, nhất là quả được sử dụng làm thuốc chỉ ho, chỉ khát, sinh tân dịch, chữa đau cổ và nhiều chứng bệnh khác nữa.

Theo tài liệu cổ, ô mai, bạch mai đều có vị chua, nhưng ô mai hơi chát, tính ấm, không độc, còn bạch mai hơi mặn, tính bình. Ô mai liễm phế, sáp trường, trừ phiền nóng, khô miệng, chữa bệnh ho, bệnh lỵ lâu ngày không khỏi, bệnh tê liệt, đau mình mẩy. Bạch mai thanh nhiệt giải độc, chữa đau cổ, sát khuẩn, khi dùng bỏ hột, lấy thịt sao qua.

Ô mai và bạch mai đã được nghiên cứu, phát triển, đúc kết kinh nghiệm chữa bệnh trong các y văn như sau: nước ép ô mai dùng chữa khát, trừ đờm, chữa bệnh thương hàn, phiền nóng, bệnh hư lao, nóng trong xương...

- Ô mai liễm phế, sáp trường tán được ác nhục, lại sát khuẩn, được dùng để chữa các bệnh tả lỵ lâu ngày.

- Ngoài ra gai đâm vào thịt, nhai bạch mai, đặt vào thì gai tự lòi ra.

- Bạch mai có công dụng trừ đờm, chữa bệnh kinh giản, đau cổ, trúng phong, hàm răng cắn chặt. Lại chữa bệnh tả lỵ, bệnh phiền khát, băng huyết.

Sau đây là một số bài thuốc đơn giản, linh nghiệm cụ thể có sử dụng ô mai, bạch mai và gốc rễ cây mai:

Băng huyết: lấy ô mai nhục (thịt quả) 7 quả. Đốt tồn tính. Tán nhỏ, uống với nước cơm ngày 3 lần.

Đại tiện ra máu: Dùng ô mai 3 lạng, đốt tồn tính. Dùng giấm thanh nấu thành hồ, viên bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng 20 viên. Uống lúc đói, lấy nước cơm làm thang.

Lỵ: Dùng 100g ô mai, bỏ hột, sao qua, tán nhỏ. Mỗi lần uống 7-8g với nước cơm.

Sản hậu: Ô mai 20 quả, mạch môn 12g. Cho vào 2 bát nước, sắc lấy một bát để uống.

Ho kinh niên: Dùng ô mai nhục (sao qua), anh túc xác (bỏ gân, sao mật). Hai vị bằng nhau, tán nhỏ, lúc gần đi ngủ uống 7-8g với mật.

Đại tiện không thông: lấy gốc cây mai, dài độ 1 tấc chẻ đôi. Cho nước sắc trong nửa giờ, uống xong hiệu nghiệm ngay.


Share on Google Plus

About Phạm Thu Hương

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét